Hướng dẫn tự thay dầu cho ô tô nhanh chóng

Thay dầu ô tô là công việc quan trọng bắt buộc phải làm đúng thời hạn. Nhắc đến thay dầu ô tô thì một vấn đề thường gặp của rất nhiều người là không biết thay dầu ô tô loại nào tốt và xe ô tô mới đi bao nhiêu km thì thay dầu.Thời điểm thay dầu sẽ nằm trong mục Bảo trì và Vận hành của Sổ tay người dùng do hãng xe và nhà phân phối cung cấp. Tùy vào bạn đang sử dụng xe ô tô loại nào cũng như số km xe chạy được mà thời gian thay dầu cho mỗi xe có sự chênh lệch. Dầu ô tô là một trong những yếu tố quan trọng giúp động cơ xe vận hành được trơn tru, nhanh chóng và êm hơn.


Thay dầu ô tô - điều quan trọng cần làm

 

  1. Những điều cần lưu ý

 

Thông thường, thời hạn thay dầu ô tô có ghi sẵn trong Sổ tay người dùng của khách hàng khi mua xe. Tuy nhiên, thời hạn đó có thể thay đổi tùy vào số km mà xế cưng của bạn đã đi được, đời xe và tuổi xe, hay điều kiện đường xá, khí hậu hoặc cách vận hành của tài xế.

 

Với những loại ô tô đã cũ hoặc phải đi lại lưu thông trong điều kiện đường xấu, nhiều dốc, ẩm ướt, bụi bặm, hay phải chạy/dừng liên tục thì thời gian thay dầu sẽ sớm hơn. Còn những xe chạy đường trường, tốc độ ổn định, tài xế lái xe nhẹ nhàng, tăng tốc từ từ và không phanh gấp thì thời gian thay dầu có thể lâu hơn.



 

Bộ lọc dầu và dầu là hai yếu tố vô cùng quan trọng đối với động cơ xe ô tô. Nếu bộ lọc dầu được ví như “trái tim” của động cơ xe thì dầu chính là “máu”. Hai bộ phận này giúp lọc sạch tạp chất và bơm dầu bôi trơn đã được làm sạch tới khắp động cơ xe. Đồng thời, bộ lọc dầu còn bảo vệ hệ thống bôi trơn, hạn chế tình trạng mài mòn các chi tiết bên trong động cơ trong môi trường hoạt động với nhiệt độ cao và liên tục của động cơ.

 

Một bộ lọc dầu ô tô được cấu tạo bởi 3 bộ phận chính: van một chiều, phần tử lọc (cốc lọc dầu) và van an toàn. Theo kinh nghiệm của bản thâm thì xe chạy cứ 10. 000 km hoặc một năm thì thay dầu một lần, khi thay dầu thì nên thay luôn cả cốc lọc dầu, vì cốc lọc dầu có hình trái khế làm bằng hình trái khế bằng giấy than, cốc  có tác dụng lọc bụi bẩn từ sự bào mòn trong máy mà ra.

 

Có 4 loại dầu xe ô tô mà chúng ta phải thường xuyên kiểm tra và thay định kỳ là dầu động cơ, dầu côn, dầu phanh, dầu trợ lực lái.



 

  • Dầu động cơ
  • Dầu động cơ có tác dụng bảo vệ động cơ khỏi sự mài mòn, chống gỉ sét cho các chi tiết trong lốc máy, giảm ma sát, giữ lòng động cơ sạch, hạn chế tình trạng đóng cặn và đảm bảo hiệu suất làm việc của động cơ. Dầu động cơ thường có màu hổ phách sẫm, khi dầu bị cũ và bẩn sẽ chuyển sang màu nâu đen và đây là lúc chúng ta cần thay dầu động cơ.
  • Dầu phanh.
  • Nhiệm vụ chủ yếu của dầu phanh là truyền lực từ bàn đạp thắng qua bơm cao áp chứa dầu (heo dầu) đến bốn bánh xe. Xe sử dụng trong một thời gian dài thì dầu phanh bị ẩm và mất tác dụng, do đó khi thấy phanh mất độ chính xác thì bạn nên chú ý thay dầu ngay để đảm bảo an toàn và phanh xe hoạt động tốt nhất.
  • Dầu trợ lực lái
  • Khi tài xế xoay vô-lăng, van đưa dầu trợ lực lái vào xi-lanh, tiếp theo, piston của hệ thống trợ lực sẽ nén và di chuyển dầu trong lòng xi-lanh giúp lực tác dụng lên tay lái giảm xuống, do vậy người lái không phải dùng nhiều sức lên vô lăng để đưa xe di chuyển đúng hướng. Dầu trợ lực lái có màu trong suốt hoặc màu đỏ, khi nó chuyển qua màu hổ phách đậm hoặc màu đỏ bằm là lúc nên thay. Thông thường, khi xe đi được 100.000 km– 130.000km thì mới phải thay dầu trợ lực lái.
  • Dầu côn (dầu hộp số)
  • Dầu côn có tác dụng bôi trơn các bánh răng trong hộp số, dầu côn không phải chịu tải, chịu nén và hoạt động hoàn toàn trong không gian kín nên thường ít bị hao mòn. Vì vậy bạn không cần quá quan tâm đến dầu côn và chỉ cần thường xuyên kiểm tra độ hao hụt dầu côn để đảm bảo hộp số không bị vấn đề gì.  Dầu hộp số( dầu côn) cần được thay thế khi xe đi được 130.000 – 150.000km là tốt nhất, dầu côn thường mang màu đỏ tươi khi mới và dầu côn sẽ chuyển sang màu đỏ bầm khi đến hạn cần thay.
  1. Hướng dẫn cách thay lọc dầu ô tô đơn giản tại nhà


 

Giai đoạn 1: Chuẩn bị

 

Bước 1: chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết cho quá trình thay lọc như giá đỡ xe, cầu nâng xe, khay hứng dầu cũ, bộ vặn ốc vít chuyên dụng cho ô tô, phễu, dầu máy mới, vật dụng bảo hộ…

Bước 2: Khởi động ô tô và lái xe trong khoảng 10 phút để dầu nóng lên giúp công đoạn rút dầu diễn ra nhanh và sạch hơn.

Bước 3: Tìm chỗ đậu xe thoáng mát, bằng phẳng và tránh xa khu vực có lửa, sau đó dùng cầu nâng nâng xe lên rồi cố định chặt bằng giá đỡ.

Bước 4: Bật nắp ca-po lên, chú ý chống nắp xe chắc chắn nếu xe không có hệ thống tự chống. Ngoài ra, bạn nên chống đỡ thân xe ở cả hai bên trước của xe trước khi chui xuống gầm để đảm bảo an toàn.

 

Giai đoạn 2: Thay dầu ô tô

 

Bước 1: Chui xuống gầm xe, tìm nút xả dầu. Bạn có thể xem qua bản thiết kế của xe để biết thêm thông tin về vị trí nút xả này.

Bước 2: Đặt dụng cụ chứa dầu bên dưới rồi vặn nút xả ngược chiều kim đồng hồ bằng loại cờ lê có hốc phù hợp nhất với thiết kế của xe. Sau đó tháo ốc, để cho dầu chảy hết ra hết dụng cụ đựng. Bạn nên xả dầu đúng cách để dầu không dính vào tay vì dầu rất nóng dễ làm bỏng tay nếu thực hiện không đúng cách.

 

Bước 3: Sau khi dầu chảy ra hết, thay miếng đệm trên viên ốc vừa tháo ra từ lỗ xả.

 

Bước 4: Vặn ốc vít vào lỗ xả, chú ý vặn đúng ren và lau sạch xung quanh nút xả rồi dùng cờ lê vặn chặt lại.

Bước 5: Tìm cục lọc dầu được đặt ở dưới gầm xe, thường là bên cạnh động cơ ô tô rồi để dụng cụ đựng dầu cũ bên dưới để hứng dầu cũ.

Bước 6: Tháo cục lọc dầu cũ ra bằng mỏ lết chuyên dụng.

Bước 7: Làm vệ sinh sạch sẽ phần tiếp xúc giữa cục lọc với động cơ bằng khăn vải để tránh việc đệm cao su dính vào động cơ.

Bước 8: Bôi ướt đệm cao su của cục lọc dầu mới bằng dầu mới

Bước 9: Đặt cục lọc dầu mới vào vị trí chính xác, vặn chặt cục lọc dầu này. Đặc biệt cẩn thận khi tháo cục lọc này vì nếu dầu nóng có thể khiến bạn bị bỏng.

 

Giai đoạn 3: Thay dầu mới vào ô tô

 

Bước 1: Tìm nắp đổ dầu trên động cơ, sau đó vặn nó ra ngược chiều kim đồng hồ.

Bước 2: Đưa phễu vào sau đó đổ dầu mới vào từ từ. Để biết được chính xác ô tô cần bao nhiêu dầu bạn cần xem hướng dẫn, thường thì cần khoảng 4 lít đến 5 lít dầu là đủ.

 

Bước 3: Sau khi đổ đủ số dầu, đậy nắp đựng dầu, đậy ca-pô lại.

Bước 4: Khởi động ô tô 1-2 phút sau đó tắt máy xem lại lượng dầu đã đổ vào bằng que đo dầu, nếu thiếu thì bổ sung thêm.

Bước 5: Một lần nữa nút xả dầu cũng như vị trí cục lọc dầu mới để chắc chắn dầu không bị rò rỉ ra ngoài.

 

Khi hoàn tất 3 giai đoạn này cũng là lúc quy trình thay dầu ô tô hoàn tất.

Lưu ý, bạn không nên thay dầu ô tô cho xe máy, vì mỗi loại động cơ xe cần 1 loại dầu riêng, thông thường, khi thay 2 lần dầu người ta sẽ thay 1 lần cốc lọc dầu, vì cốc lọc dầu là nơi chưa cặn bẩn trong máy ra.

Việc thay dầu tại nhà yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm và phải hiểu biết về nhớt để thay dầu đúng cách nhất. Ngoài ra nếu không cơ thời gian tự thay dầu hoặc thay cốc lọc dầu cho xế cưng, bạn có thể đi đến các trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp chuẩn detailing để các detailer thay dầu đúng cách nhất cho bạn.

 

Xe ô tô mới đi bao nhiêu km thì thay dầu?


Hiện nay, để mang lại sự tiện lợi cho người dùng, nhiều loại xe hơi, bán tải có sử dụng chức năng hiển thị chế độ thay dầu. Hệ thống này tính toán thời điểm thay dầu bằng cách đo quãng đường đã di chuyển và sức trì trong khi chạy là bao nhiêu để xác định thời điểm thay dầu.

 

Tùy vào hãng xe mà thời gian thay dầu cũng khác nhau. khoảng 10 năm trở về trước các nhà sản xuất khuyến cáo chủ xe nên thay dầu khi xe đi được 4.000 km - 5.000 km. Tuy nhiên, hiện nay, với các loại xe xe đời mới và chất lượng ngày càng tốt của các loại dầu, các nhà sản xuất khuyến cáo thay dầu khi xe đi được 12.000 – 14.000 km là tốt nhất. Khi thay dầu máy bạn cũng nên chú ý thay luôn lọc nhớt vì khi lưu thông trong động cơ, dầu phải qua lọc nhớt, tại đây lưới lọc sẽ giữ lại những muội than có khả năng làm mòn các chi tiết máy.

 

Thay dầu ô tô loại nào nào tốt hiện nay?

 

Nhắc đến vấn đề thay dầu, ngoài thời gian thay dầu là khi nào thì vẫn còn vô số câu hỏi đặt ra như: “thay dầu ô tô loại nào tốt?”, “thay dầu ô tô ở đâu?”, “thay dầu ô tô giá bao nhiêu?”, “giá thay dầu xe ô tô là bao nhiêu?” hay “bảng giá thay dầu xe ô tô là bao nhiêu?”...

 

Tùy vào loại xe, đời xe ô tô mà sẽ có những loại dầu thích hợp. Và cũng tùy vào vào chất lượng dầu, thương hiệu sản xuất dầu mà giá dầu ô tô có sự dao động khác nhau.Để không bị mất tiền oan uổng, bạn nên đến các trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp hoặc các nhà phân phối dầu chính hãng để nhờ nhân viên tư vấn loại dầu phù hợp với xe của bạn cũng như nắm được giá cả rõ ràng.


Thay dầu ô tô là công việc quan trọng bạn cần phải chú ý làm định kỳ để động cơ xe luôn hoạt động tốt. Nếu xe đã đến thời hạn thay dầu nhưng bạn không biết thay dầu ô tô loại nào tốt và xe ô tô mới đi bao nhiêu km thì thay dầu, bạn có thể đi đến các trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp để được tư vấn kỹ hơn. Tùy vào loại xe ô tô, số km xe chạy và điều kiện địa hình, thời tiết, thói quen vận hành xe của bác tài  mà thời gian thay dầu cho mỗi xe có sự chênh lệch. Do đó chúng ta cần lưu tâm đến hệ thống lọc dầu cũng như các dấu hiệu cảnh báo để thay dầu đúng thời điểm, bảo vệ động cơ xe tốt nhất.

 

Xem thêm: >>>  Kinh nghiệm rửa xe ô tô  <<<


RUAXEOTO.VN

 
Johnny Lộc Nguyễn - AP CAR CARE

Chuyên gia CHĂM SÓC XE HƠI VIỆT NAM

JOHNNY LỘC NGUYỄN

 


Chúng tôi không CHĂM SÓC XE HƠI

Chúng tôi CHĂM SÓC hình ảnh của chính BẠN

HOTLINE AP CAR CARE


BẢNG GIÁ DỊCH VỤ CHĂM SÓC XE HƠI CHUYÊN NGHIỆP

>>> CLICK DV BẠN MUỐN XEM<<<

Rửa xe chăm sócTẩy bụi sơnTẩy ố kínhVệ sinh gầm

 

Vệ sinh nội thấtVệ sinh động cơVệ sinh máy lạnhVệ sinh mâm vỏ - bố thắng

 

Phủ CERAMICĐánh bóng sơnĐánh bóng kínhĐánh bóng đèn pha

 

Dán phim cách nhiệtPhủ gầm chống ồnCách âm chống ồnCách âm nắp capo

 

Sơn dặm nhanhMay thảm lót sànBọc ghế daBọc trần 5D


DỊCH VỤ ĐẲNG CẤP - TIỆN LỢI - CHUYÊN NGIỆP

Phòng rửa xe ô tô      Phòng chăm sóc xe chuyên dụng      Phòng coffee thư giãn


HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHĂM SÓC XE HƠI CHUYÊN NGHIỆP

Logo AP Car Care

YOUTUBE AP CAR CARE

ADD: 46C Phan Đình Phùng, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TPHCM (Bản đồ)
Email: apcarcare.vn@gmail.com - FanpageAP CAR CARE
Prev

Bảng giá rửa xe ô tô - Dịch vụ vệ sinh xe hơi TP HCM

Next

Kinh nghiệm lựa chọn dầu máy cho xe ô tô